Trứng rất giàu lưu huỳnh, phốt pho, selen, iốt, kẽm và protein… Các hoạt chất này giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc.
Cách làm mặt nạ trứng cho tóc: Đập một quả trứng vào chén (cả lòng trắng và lòng đỏ) thêm một thìa cà phê dầu ô liu và mật ong , đánh tan. Gội sạch tóc (hoặc laàm ướt tóc), thoa đều hỗn hợp từ gốc đến ngọn. Thư giãn khoảng 20 phút.
Gội sạch đầu theo phương án 2 lần gội 1 lần dùng dầu xả. Lưu ý, nếu gội đầu một lần và không dùng dầu xả, tóc vẫn sẽ mùi tanh và bị bết dính khi khô.
Nước cốt dừa giàu protein và chất béo giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc cũng như hạn chế việc rụng tóc.
Cách làm mặt nạ tóc từ nước cốt dừa: Mua hay nạo cơm của 1/2 trái dừa khô. Cho cơm dừa nạo vào tô cho nước sôi vào, dùng đũa quậy đều. Đến khi nước còn ấm thì dùng tay nhào cơm dừa. Dùng tay hay vải lưới mỏng vắt lấy nước cốt.
Làm ướt tóc (hay gội sơ tóc), thoa đều nước cốt dừa lên tóc từ gốc đến ngọn. Thư giãn, sau 20 phút thì gội sạch đầu với phương án 2 lần dầu gội và 1 lần dầu xả.
Nước trà đặc từ túi lọc, từ lá trà hay matcha đều giàu chất chống oxy hóa, giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc.
Video đang HOT
Cách làm: Ngâm với trà túi lọc và pha hay hãm với lá chè, trà khô, chiết lấy lượng nước đủ dùng. Làm ướt tóc (hoặc không), thoa đều nước trà lên tóc, massage nhẹ.
Khoảng 1 tiếng sau, xả tóc với nước lạnh hay gội đầu (không cần áp dụng công thức 2 lần dầu gội 1 lần dầu xả).
Củ dền giàu vitamin C và B6, folate, mangan, betaine và kali… cần thiết cho sự phát triển của tóc.
Cách làm: Xay nhuyễn hay ép củ dền lấy nước. Làm ướt tóc hoặc không, rồi thoa đều nước ép dền từ gốc đến ngọn tóc. Sau 30 phút, gội sạch đầu,
Lưu ý: Để tăng thêm chất dinh dưỡng cho tóc trong dòng mặt nạ này, bạn có thể thêm một muỗng canh mật ong.
Sữa chua và mật ong đều chứa nhiều protein, vitamin và các khoáng chất giúp mọc tóc cũng như ngăn ngừa tóc gãy, rụng.
Trộn 2 muỗng canh sữa chua với muỗng canh mật ong, một muỗng cà phê nước cốt chanh trong một cái chén nhỏ. Nhúng lược vào hỗn hợp rồi chải lên tóc, sao cho, hỗn hợp này thoa đều từ gốc đến ngọn tóc. Sau 30 phút, gội sạch đầu theo phương án 2 lần dầu gội 1 lần dầu xả.
Nha đam được xem như một trong những nguyên liệu dưỡng tóc đẹp giá bình dân với hàng lloạt công dụng kích thích mọc tóc, hạn chế gãy rụng, dưỡng ẩm, trị gàu…
Cách làm mặt nạ tóc từ nha đam: Gội sạch đầu, cắt bỏ phần gai dọc thân phiến lá nha đam, tiếp tục cắt bỏ phần vỏ xanh, thoa trực tiếp phần thịt lên tóc (hay dùng muỗng, cạo lấy phần thịt nha đam và bôi lên tóc). Thư giãn 30-60 phút.
Gội sạch đầu như bình thường hay có thể để nguyên nha đam trên tóc đến khi tóc khô.
Hạt cỏ cà ri cũng được đánh giá cao trong việc ngăn ngừa tóc gãy, rụng. Cách làm: Ngâm hạt cỏ cà ri trong nước qua đêm. Xay thành hỗn hợp nhuyễn rồi thoa lên tóc và da đầu. Thư giãn khoảng 30 phút rồi gội đầu.
Đặc tính kháng khuẩn của hành tây giúp hạn chế nhiễm trùng da đầu, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của tóc và kiểm soát sự rụng tóc.
Cách làm: Xay hay ép hành tây lấy nước, bôi nước ép hành tây lên da đầu hoặc bạn có thể cho nước ép hành tây vào chai có vòi xịt, xịt đều trên da đầu.
Sai lầm khi buộc tóc gây gãy rụng
Buộc tóc quá chặt, tóc chưa khô đã buộc hay tháo chun buộc quá mạnh tay đều khiến tóc dễ hư tổn, gãy rụng.
Kiểu tóc đuôi ngựa tiện lợi có thể gây ra nhiều vấn đề cho mái tóc nếu không được buộc đúng cách.
Buộc quá chặt
Nhiều người có thói quen buộc tóc thật chặt để tránh bị tuột tóc, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày. Tuy nhiên, buộc tóc quá chặt tạo áp lực lớn lên mái tóc, ảnh hưởng đến các nang tóc, khiến tóc dễ gãy rụng. Chưa kể, buộc tóc quá chặt còn gây đau đầu kéo dài. Nên buộc tóc vừa đủ để tạo sự gọn gàng, thoáng mát và giảm nguy cơ tóc hư tổn, gãy rụng.
Buộc tóc ở cùng một vị trí
Khi trời nóng bức, tóc đuôi ngựa là “kiểu tóc quốc dân” bởi tính tiện lợi, dễ tạo kiểu. Tuy nhiên, việc buộc cùng một kiểu tóc ở cùng một ví trí hàng ngày sẽ khiến vùng tóc tiếp xúc chun buộc bị hư tổn, khó hấp thụ dưỡng chất, dẫn đến tình trạng khô xơ, chẻ ngọn. Nên linh hoạt thay đổi kiểu tóc như buộc thấp, buộc cao, buộc lệch, buộc nửa đầu hay búi thấp… để vừa làm mới diện mạo, vừa hạn chế nguy cơ tóc hư tổn.
Buộc tóc cả khi ngủ
Lúc bạn ngủ là thời gian làn da và mái tóc phục hồi, tái tạo. Nếu buộc tóc chặt ngay cả trong lúc ngủ, mái tóc sẽ không được “thở”, khó hấp thu dưỡng chất, trở nên xơ rối. Nên xõa tóc thoải mái trong lúc ngủ để mái tóc được nghỉ ngơi, phục hồi sau cả một ngày bị gò bó. Nếu tóc quá dài, chỉ nên tết thật lỏng tay để tóc dễ vào nếp khi thức dậy, không buộc hay tết quá chặt.
Không nên buộc khi tóc còn ẩm, dễ khiến tóc gãy rụng.
Buộc khi tóc chưa khô
Khi còn ẩm, tóc ở trong trạng thái yếu nhất, dễ gãy rụng. Buộc tóc vào lúc này sẽ khiến tình trạng hư tổn, gãy rụng thêm trầm trọng. Buộc tóc lúc còn ướt vừa làm tóc lâu khô hơn, vừa tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm sinh sôi, gây hại cho da đầu.
Tháo chun buộc mạnh tay
Thao tác tháo chun buộc tóc tưởng rất nhỏ nhặt nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mái tóc. Thói quen tháo chun quá mạnh tay có thể khiến tóc bị đứt, gãy rụng, tạo áp lực lên da đầu. Hãy nhẹ nhàng với mái tóc, ngay cả ở thao tác tháo chun buộc tóc. Nên cởi từng vòng chun nhẹ nhàng để tránh nguy cơ tóc bị tổn thương, gãy rụng.
Dưỡng tóc suôn dày, chắc khỏe nhờ những bí quyết trị rụng tóc sau sinh bằng nguyên liệu tự nhiên Áp dụng những công thức trị rụng tóc sau sinh bằng nguyên liệu tự nhiên này, đảm bảo tóc nàng sẽ ngày càng bồng bềnh, khỏe mạnh. Sự biến đổi nội tiết tố, dinh dưỡng thay đổi,… đều là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tóc gãy…
Chia sẻ