Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế?


Có tấm lòng nhân hậu, giúp đỡ người khác là chuyện tốt, nhưng dùng sai sự tốt bụng lại là một việc mang đến nhiều tổn thương thầm lặng.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 1

1. Đừng để sự đồng cảm trở thành sự thương hại, “đứng trên cao nhìn xuống”

Trong khu chợ gần nhà tôi, có một đôi vợ chồng thu mua phế liệu. Mỗi ngày, họ đều thức đêm dậy sớm bận tới bận lui.

Người nào mang thùng giấy, bình nhựa tới bán thì hai vợ chồng cũng cười cười nhận mua, còn đưa thêm nhiều hơn để làm tròn số tiền.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 2

Mùa đông lạnh lẽo, con gái của đôi vợ chồng nghèo mặc áo bông dày, đứng bên cạnh xe ba bánh chở hàng để viết dòng chữ “MUA PHẾ LIỆU”. Một tay bé cầm bút viết, một tay còn lại cầm chặt xiên kẹo ngào đường.

Một bà cô nhà kế bên đứng đằng sau thầm nói: “Đứa nhỏ số khổ, phải lớn lên ở cái nơi bẩn thỉu này, ngay cả một bộ áo đàng hoàng cũng không có”.

Sau đó thì cô đưa vài bộ đồ cũ của cháu gái mình cho đôi vợ chồng nghèo: “Nhận đi, đừng ngại. Tôi hiểu cuộc sống của hai người cũng khó khăn. Mấy bộ đồ này cũng cũ rồi nhưng chắc cũng tốt hơn những bộ mà đứa nhỏ đang mặc đó. Nhận về mà cho nó mặc”.

Hai vợ chồng có hơi xấu hổ, nghĩ rằng người khác đã có ý tốt nên thôi cũng đành nhận lấy.

Có một dạo, bé gái đang uống sữa. Bà cô nhà bên lại đến nói nhỏ với hai vợ chồng: “Hai người khổ cực cả đời, nhưng cũng không thể để đứa nhỏ uống mấy loại sữa đựng trong bao bì nhựa được. Cháu gái tôi chưa bao giờ uống mấy loại này. Để lần sau tôi mang cho bé con anh chị một thùng sữa ngon”.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 3

Lại một buổi trưa nọ, bà cô nhà bên lại nhét vào tay bé gái những món đồ chơi. Khi bé còn chưa phản ứng được gì thì cháu gái của bà vừa khóc vừa chạy đến đòi lại món đồ chơi. Bà cô chỉ có thể khuyên cháu gái mình:

“Cháu ngoan, con phải hiểu chuyện. Bạn không có nhiều đồ chơi như con. Cứ bảo bố mua thêm cho con là được rồi. Mấy cái này cứ cho bạn đi”.

Đến lúc này, cả hai đứa nhỏ cùng đồng loạt khóc lên.

Đồng cảm với người khác là một chuyện rất đáng quý, nhưng nhiều người lại lạm dụng tấm lòng của mình để vô hình trung đánh vào những điểm không hạnh phúc của người khác. Để từ đó, sự đồng cảm bị biến tướng và nảy sinh thành sự thương hại, đem đến sự tổn thương cho người khác.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 4

2. Đừng dùng sự đồng cảm “rẻ tiền” để làm phiền đến hạnh phúc nhỏ nhoi của người khác

Tôi từng đọc trên mạng có chia sẻ một câu chuyện thế này:

Ngày ngày có một người phụ nữ bán hàng rong bên đường. Qua giờ trưa, chồng của chị đạp xe đến đưa cơm.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 5

Anh chồng xuống xe, cười xin lỗi: “Hôm nay đến hơi trễ”.

Chị vợ vừa cầm lấy hộp cơm vừa nói: “Không đói, không đói”.

Mặc dù chỉ là một bữa ăn qua loa đơn giản, nhưng chồng của chị một bên quạt gió, một bên đưa nước, tất bật chăm sóc cho vợ mình. Chị gái cười tươi, trông có vẻ hạnh phúc lắm!

Sau bữa cơm trưa, chồng chị mang hộp cơm về chuẩn bị đi làm.

Lúc này, một cô khách hàng bên cạnh nói: “Chị thấy thương em quá. Trời nóng thế này lại không ở nhà ngồi hưởng máy lạnh mà phải ở ngoài nắng bán hàng. Chồng chăm sóc cho em cái kiểu gì vậy? Cũng không biết nấu ăn cho đàng hoàng. Thật sự không biết thương vợ”.

Trong phút chốc, nụ cười của chị gái tắt hẳn.

Nếu như không phải cuộc sống khó khăn thì ai lại phải ngồi ngoài đường dãi nắng dầm mưa buôn bán cực nhọc như vậy. Sự đồng cảm rẻ rúng của chị khách kia đã động đến nỗi đau của chị vợ bán hàng rong.

Có lẽ hạnh phúc của người khác là sự khổ cực trong mắt chị ta. Mỗi người có mỗi cuộc sống và quan niệm hạnh phúc cũng khác nhau. Chỉ có người trong cuộc mới hiểu nên không cần người đừng bên ngoài lên tiếng phán xét.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 6

Cuộc sống là quá trình cảm nhận của riêng mỗi người, không thuộc về cách nhìn của bất kỳ ai khác. Không phán xét, không làm phiền, không động chạm đến nỗi đau của người khác đã là một sự chia sẻ lớn lao lắm rồi.

3. Không “lạm dụng” sự đồng cảm làm đạo lý đúng đắn nhất trong quan hệ giữa người với người

Trong bộ phim Untouchable (Những kẻ bên lề) của Pháp, Philippe là một CEO giàu có sở hữu khối tài sản khổng lồ được nhiều người ngưỡng mộ. Thế nhưng vận mệnh lại chơi đùa với ông. Trong một sự cố nhảy dù, Philippe đã bị liệt từ cổ trở xuống, thậm chí cả việc hít thở cũng trở nên vô cùng khó khăn.

Thể hiện sự đồng cảm không đúng cách có thể biến bạn thành kẻ lố bịch, hãy xem bạn có từng như thế? - ảnh 7

Nhờ tiền lương hấp dẫn, những người đến thử việc đều thể hiện hết tất cả sự chuyên nghiệp, ân cần của mình để chăm sóc cho ông chủ giàu có xấu số. Nhưng tất cả đều bị Phillippe từ chối.

Đồng cảm gần như là sự giúp đỡ tình cảm của người mạnh với người yếu hơn. Đặc biệt là đối với Philippe – người từng vinh quang đỉnh cao bỗng chốc tàn tật vô năng mà nói, lòng trắc ẩn quá độ lại là sự phá hủy lòng tự tôn của ông.

Giúp người khác mà đồng thời cũng khiến họ cảm thấy được thoải mái mới là sự đồng cảm đúng nghĩa nhất.

Trên đời này nào có mấy ai hy vọng được đồng cảm, vì đồng cảm còn có một ý nghĩa khác là lòng trắc ẩn.

(Nguồn: Zhihu)

Bài viết liên quan